Cây mía là một loại cây công nghiệp ngắn ngày đang được bà con trồng rộng rãi ở nhiều khu vực. Loại cây này mang đến rất nhiều những công dụng hữu ích cho đời sống và cho ngành công nghiệp. Để bà con có được quá trình canh tác thuận lợi hơn, dưới đây là những thông tin cơ bản mà Đồng Thành Công muốn chia sẻ. Cùng tham khảo ngay nhé.

Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của cây mía
Câu mía có nguồn gốc từ xa xưa, khi mà châu Úc và châu Á còn là một. Một số người tin rằng vùng Tân Guinea là đồn điền mía thuở ban đầu. Kể từ đây chúng đã được xuất khẩu sang nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Khi mía được trồng tại khu vực Ả Rập, tên Sakkara hoặc Sarkara. Sau đó lại được đổi tên thành Sukkar. Mía được xuất khẩu sang Ethiopia, Ai Cập rồi đến Sicily.
Mía có phần thân mọc thẳng đứng và chia làm nhiều đốt. Lớp vỏ bên ngoài màu đỏ tím hoặc màu tím đen. Bên trong có màu vàng. Đây cũng bộ phận quan trọng nhất của cây. Chúng đem đến những tác dụng to lớn đối với con người và các ngành công nghiệp.
Phần rễ có công dụng hút nước và chất dinh dưỡng trong đất. Điều này giúp cho cây phát triển, sinh trưởng tốt.
Hoa mía tuy khá ít nhưng chúng có hình dáng giống như chiếc quạt xòe, mọc thành từng chùm dài khá bắt mắt. Bên cạnh đó, loài cây này còn có hạt, hạt mía được thu tinh từ bầu nhụy cái và bên trong có chứa phôi.

Công dụng của cây mía đem đến cho cuộc sống
Mía là một loại cây công nghiệp ngắn ngày đem đến rất nhiều công dụng trong đời sống và sức khỏe. Ngoài các ứng dụng trong công nghiệp thì làm đường thì mía còn là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích như:
Có tác dụng lợi tiểu: Cây mía có đặc tính lợi tiểu, giúp loại bỏ muối và nước dư thừa để thận hoạt động được tốt hơn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng uống nước mía có thể làm giảm tình trạng nóng rát do một vài vấn đề về đường tiết niệu gây ra.
Phòng dịch bệnh: Mía có nhiều chất chống oxy hóa cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do có thể làm nghiêm trọng thêm các vấn đề y tế như sốt rét, tiểu đường, ung thư da, nhồi máu cơ tim.
Tốt cho phụ nữ có thai: Mặc dù đường có liên quan đến việc tăng cân, nhưng tiêu thụ một lượng mía vừa phải có thể thúc đẩy sự trao đổi chất và đảm bảo việc tăng cân vừa phải ở phụ nữ có thai.
Cây mía còn có tác dụng đối với bệnh tiểu đường: Mật mía cô đặc có tác dụng hạ đường huyết và ức chế sản xuất insulin.
Giảm tình trạng sâu răng: Mía có nhiều khoáng chất, bao gồm phốt pho và canxi. Chúng giúp bảo vệ men răng và làm chắc răng.

Tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc mía năng suất cao
Mía là loại cây công nghiệp khá dễ trồng, tuy nhiên đất trồng mía cần đảm bảo độ ẩm cao, có tầng canh tác sâu, thoát nước tốt. Để đạt năng suất cao, ở đất đồi núi thì nên thiết kế các đường đồng mức, còn ở vùng đất trũng thì cần lên liếp, đào các rãnh thoát nước.
Thời vụ trồng cây
+ Miền Bắc: Vụ chính là vụ đông xuân, trồng từ tháng 11 – 3, thu hoạch sau khi cây được khoảng 10 – 12 tháng tuổi. Vụ thu trồng từ tháng 8 – 9, thu hoạch sau khi trồng được 13 -15 tháng, trung bình vào khoảng tháng 10 năm sau.
+ Miền Trung: Vụ đông xuân trồng tháng 12 – 3, có thể kéo dài thêm đến tháng 4, 5 ở những khu vực chủ động được tưới nước. Vụ thu trồng vào tầm tháng 8 đến tháng 9.
+ Đông Nam bộ: Vụ đầu mùa mưa trồng từ 15/4 – 15/6, tốt nhất là kết thúc trước 30/5, thu hoạch sau khi trồng từ 10 – 12 tháng. Vụ cuối mùa mưa trồng từ 15/10 – 30/11, thu hoạch sau khi trồng 13 – 14 tháng.
+ Tây Nam bộ: Vụ đầu mùa mưa trồng tháng 4 – 6, thu hoạch sau khi trồng 10 – 12 tháng. Vụ cuối mùa mưa trồng tháng 11, 12 thu hoạch sau khi trồng 8 – 10 tháng.

Mật độ trồng cây mía
+ Miền Bắc: Khu vực đồng bằng nên đảm bảo khoảng cách hàng 1,2m, trồng mía ở độ sâu 12 – 20cm. Trung du đảm bảo khoảng cách các hàng 1,3 – 1,4m , trồng mía ở độ sâu 25 – 30cm.
+ Miền Trung: Khoảng cách giữa các hàng là 1 – 1,2m, trồng mía ở độ sâu 15 – 20cm.
+ Đông Nam bộ: Canh tác thủ công đảm bảo khoảng cách giữa các hàng là 1 – 1,2m, độ sâu trồng mía là 20 – 25cm. Canh tác cơ giới đảm bảo khoảng cách giữa các hàng là 1,3 – 1,4m, độ sâu 25 – 30cm.
+ Tây Nam bộ: Trồng ở đất lên liếp khoảng cách giữa các hàng là 0,8 – 1,0m, độ sâu 15 -20cm. Đất không lên liếp thì khoảng cách giữa các hàng là 1,0 – 1,2m, độ sâu 15 – 20cm.

Đất trồng cây mía
Mía là loại cây trồng thích hợp với nhiều loại đất. Yêu cầu cần có là tầng dày, độ pH 4 – 9. Đất trồng mía tốt là loại đất có nguồn gốc núi lửa hoặc đất phù sa mới, thịt pha cát, đất thịt, kết cấu tơi xốp, giữ nước tốt, đất giàu chất hữu cơ, đầy đủ vi lượng.
Kỹ thuật trồng cây mía
Số lượng hom mía trên 1ha: 25.000 – 35.000, mỗi hom có khoảng 3 – 4 mầm.
Cách đặt hom: Đặt một hàng nối tiếp nhau, đặt hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu hoặc đặt hai hàng song song và nối tiếp nhau.

Kỹ thuật bón phân cho cây mía
Bà con tiến hành đúng kỹ thuật sẽ giúp mía phát triển tốt, cho lượng đường cao, và có thể hạn chế sâu bệnh hại. Bà con có thể tăng, giảm lượng phân bón tùy vào điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng.
Bón lót: bón khoảng 1.200 – 1.500 kg phân bón Ong Biển/ha. Bón đều vào phần đáy rãnh và tưới nước.
Bón thúc: Lần 1 tiến hành khi cây được 75 ngày tuổi, bón 1.200 – 1.500kg Ong Biển/ha. Lần 2 thực hiện sau lần thúc 1 khoảng 30 ngày với định lượng 1.000 – 1.300kg Ong Biển/ha.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây mía
Cây mía có thể gặp một số vấn đề về sâu bệnh hại như: Sâu đục thân, bệnh than, thối đỏ thân, bọ hung đen hại gốc mía… Bà con cần tiến hành quan sát thường xuyên để sớm phát hiện và có phương án phòng trừ kịp thời.
Thu hoạch mía
Cây mía chín có một số biểu hiện như: lá khô nhiều, chỉ còn 5-6 lá vàng xanh, các lá đọt ngắn lại, vỏ thân mía bóng láng và cứng chắc. Khi mía chín độ ngọt ở phần gốc và phần ngọn của cây mía gần bằng nhau. Bà con có thể kiểm tra bằng cách ăn thử.

Mua cây mía giống ở đâu chất lượng tại HCM
Bà con có nhu cầu mua mía giống để canh tác trên diện tích lớn thì có thể liên hệ ngay đến công ty Đồng Thành Công Bình Phước để nhận được những thông tin tư vấn chi tiết nhé. Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giống cây trồng các loại, chúng tôi tự tin cung cấp đến bà con các loại cây giống khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn cao.
Khi mua cây mía giống tại Đồng Thành Công, bà con không chỉ yên tâm về chất lượng mà còn nhận được báo giá ưu đãi cũng như có được sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ kỹ thuật viên. Mọi vấn đề về cách trồng, cách chăm sóc sẽ được chúng tôi chia sẻ kỹ càng, đảm bảo cho bà con một vụ mùa bội thu.
Còn băn khoăn hay thắc mắc thông tin nào khác cần được giải đáp, quý khách hàng hãy liên hệ đến số hotline của công ty Đồng Thành Công nhé.